Chuyển đến thông tin sản phẩm
1 trong số 1

Nông trang Island

Vú Sữa Hoàng Kim

Vú Sữa Hoàng Kim

Giá thông thường 75.000₫
Giá thông thường Giá ưu đãi 75.000₫
Giảm giá Đã bán hết
Đã bao gồm thuế. Phí vận chuyển được tính khi thanh toán.

Cây giống Vú sữa Hoàng Kim là giống vú sữa vàng xuất phát từ Đài Loan quả có vỏ mỏng nhưng căng bóng, có mùi thơm ngon đặc trưng. Khác với các loại vú sữa thông thường có màu xanh sẫm hoặc xanh tím, thịt quả mỏng, quả Vú sữa Hoàng Kim có vỏ vàng, thịt dày rất thơm.

Cây ra trái sau khi trồng 3 năm nếu trồng bằng hạt và 2 năm nếu trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính. Đây là loại trái cây thượng hạng nên giá thành rất cao so với các loại trái cây khác. Đặc biệt, giống cây khá dễ trồng, ra quả quanh năm nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta.

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA VÚ SỮA HOÀNG KIM

- Vú sữa Hoàng Kim là cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 2-4m, lá cây dài, quả nằm trên cành tách biệt hoàn toàn với lá. Quả hình tròn, vỏ có màu vàng căng bóng. Thịt quả dày có vị ngon đặc trưng, màu trắng hơi trong suốt ăn rất ngon, đặc biệt sẽ ngon hơn khi quả để trong tủ mát.

- Quả có màu vàng óng, vỏ mỏng, thịt dày và có vị ngọt đặc trưng. Quả khá to, có trọng lượng khoảng 3 trái/kg, giá thị trường hiện nay dao động từ 80.000-120.000đ/kg (cao hơn nhiều lần so với vú sữa thông thường)

- Hơn thế, trong quả vú sữa có giá trị dinh dưỡng cao giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Trong 100g vú sữa có chứa tới 34,7mg – khoảng 57% lượng Vitamin C cần thiết cho cơ thể. 

- Bên cạnh đó, quả vú sữa còn cung cấp nhiều Canxi, chất xơ giúp cho xương chắc khỏe và giảm nồng độ Glucose trong máu hiệu quả. Vú sữa Hoàng Kim là một lựa chọn tuyệt vời để giảm cân vì trong 100g thịt quả chỉ có 31 Calo ít hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. 

 

KỸ THUẬT TRỒNG VÚ SỮA HOÀNG KIM

Đất trồng

- Vú sữa Hoàng Kim cây giống dễ trồng, dễ sống nên đất thích hợp trồng là đất vườn cũ, đất ruộng, đất bùn ao… Trước khi trồng nên làm tơi xốp đất bằng cách dùng 1- 1,5 kg vôi/mô đất để khoảng 15-30 ngày.

- Độ pH thích hợp nhất để trồng cây là từ 5,5 – 6,5, độ cao trung bình không vượt quá 400m so với mặt nước biển. Bón phân lót: sử dụng phân hữu cơ bón mỗi mô đất từ 10 đến 15kg kết hợp với 0,3kg Super lân, 0,1kg DAP.

Giống cây trồng

- Chọn những giống cây to khỏe, xanh tốt, thân cây thẳng đứng, ưu tiên cây giống có 4 cành trở lên và rễ chắc khỏe bám chặt vào trong đất. Hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây vú sữa là ghép cành và chiết cành.

- Chọn những cây giống khỏe mạnh không sâu bị bệnh, nên chọn tại những địa điểm uy tín để đảm bảo chất lượng cây tốt. Chọn cây có thời gian ghép ít nhất 3 tháng và chiều cao từ 50cm trở lên để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Thời vụ và mật độ trồng

- Giống vú sữa Hoàng Kim là loài cây dễ trồng, dễ sống, hơn nữa là ưa chuộng khí hậu ở nước ta vì vậy có thể ươm giống trồng cây vào bất kỳ thời điểm nào sau khi đã ủ đất trồng.

- Khoảng cách trồng vú sữa hoàng kim phụ thuộc vào khoảng đất rộng, hẹp mà bố trí số hàng cây cho phù hợp: 

+ Với luống 7-8m nên trồng một hàng, khoảng cách trồng vú sữa hoàng kim 8m/cây

+ Với luống đất có chiều rộng 9-10m có thể trồng 2 hàng kiểu nanh sấu

+ Trồng thành vườn lớn khoảng từ 300-400 cây/ha

- Ngoài ra, trong quá trình trồng có thể trồng các loại rau củ ngắn ngày vừa để tận dụng đất vừa giảm cỏ mọc và tăng thu nhập kinh tế.

 

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÚ SỮA HOÀNG KIM

Tưới nước

- Đối với vú sữa Hoàng Kim, cần được cung cấp đầy đủ nước giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi tuần nên tưới từ 3-5 lần, mỗi lần tưới từ 20-30 lít nước/ cây. 

- Đặc biệt là trong 3 năm đầu, thời gian cây nuôi dưỡng chất để ra trái cần được chú ý tưới nước để giảm đáng kể cây chết.

Bón phân

- Thời gian đầu, chú ý cung cấp đủ nước cho cây phát triển khỏe mạnh.

+ Sau một năm: sử dụng phân kết hợp NPK với phân Ure theo tỷ lệ 1:1, khoảng 40g/cây. Sau đó hòa phân vào nước để tưới cho cây, nên bón phân đều đặn 1 tháng/ lần.

+ Cây được 1-4 tuổi: 1-3 kg DAP kết hợp NPK, urê theo tỷ lệ 1:1:1 bón cho cây. Chỉ cần chia thành 4 lần bón/ năm, lượng phân bón tăng dần theo sự phát triển của cây.

- Cây được 5 tuổi trở đi bắt đầu trái ổn định ta bón phân theo 4 giai đoạn:

+ Xử lý ra hoa: ngay khi thu hoạch vụ trái đầu tiên, bón 10kg vôi rồi 10-15 ngày sau bón thêm 20-40 kg phân hữu cơ hoai + 3-4 kg NPK loại 20-20-15.

+ Xử lý đậu quả: sau khi trổ hoa trái bón 1-2kg Urê + 1-2kg DAP

+ Nuôi quả non: quả non có đường kính 3cm dùng hỗn hợp 2 -3 kg phân NPK 20-20-15, + 1-2kg KCl 

+ Trước thu hoạch: trước thu hoạch 1-1,5 tháng nên bón thêm một lần nữa, lượng bón: 1-2kg phân NPK 20-20-15 + 1-2kg KCl.

Cắt tỉa và tạo hình

- Từ 1 – 3 năm đầu nên cắt tỉa cành để tạo tán cho cây, tạo hình cây có tán tròn đều. Đến các năm tiếp theo cành cây sẽ mọc theo như cắt tỉa ban đầu. 

Lưu ý: cắt tỉa hết các cành cây có dấu hiệu bị sâu bệnh để không bị lây lan sang cành khác.

- Đối với những năm tiếp theo, sau khi thu hoạch quả cần cắt tỉa những cành mọc đứng trong tán, cành bị sâu, cành gãy và cành mọc gần mặt đất.

+ Để khống chế chiều cao trong khoảng từ 2-4m bạn nên tỉa thấp lại các cành chính để để thuận tiện chăm sóc cũng như thu hoạch quả. 

+ Đối với cây quá già cỗi vị thế bị chậm phát triển, năng suất thu hoạch kém, quả nhỏ, giảm sự thơm ngon thì nên cần cưa bớt 30- 60 % cành để cành mới phát triển, năng suất thu hoạch tốt hơn.

 

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY VÚ SỮA HOÀNG KIM

- Cũng như các loại cây khác, trong thời gian trồng cây thường gặp phải một số loại sâu bệnh như sâu đục trái, sâu ăn hoa, sâu đục cành, thối trái. Cùng tìm hiểu về từng loại bệnh và cách phòng sâu bệnh hại ảnh hưởng tới sản lượng vú sữa.

+ Sâu đục trái: loại sâu này chủ yếu đục trái vào thời điểm quả sắp được thu hoạch. Khi đó con sâu sẽ đục lỗ trên quả và đẻ trứng, thường hoạt động vào ban đêm làm cho quả bị thối hoặc rụng non. Để phòng trừ sâu đục trái, ngay sau khi thu hoạch bạn nên cắt tỉa các cành bị sâu hại. Trong trường hợp có nhiều cành bị hoặc lây lan nên sử dụng biện pháp hóa học như: Basudin 50ND, Sumi Alpha 5EC, Karate 2,5EC, Cypermap 10EC… theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

+ Sâu đục cành: sâu cái đẻ trứng ở những nơi đục khoét trên đọt và vỏ cây. Trứng nở thành những con sâu non đục làm chết dần các cành. Để phòng trừ sâu đục cành nên thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện những cành bị đục diệt sâu. Trong trường hợp nặng cần phải loại bỏ những cành bị đục để tránh lây lan diện rộng.

+ Sâu ăn hoa: loại sâu này cắn phá hoa làm khó đậu quả. Chúng thường nằm ở sâu bên trong hoa nên khó nhận biết. Vì vậy để phòng trị cần sử dụng thuốc hóa học mạnh Cyber Alpha 50ND với liều lượng được khuyến cáo trên bao bì để giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường

+ Bệnh thối trái: Bệnh này do nấm “nằm vùng” từ khi trái còn non đến lúc sắp được thu hoạch. Lúc đầu, trên trái chỉ có một vết nhỏ màu đen sau đó lan rộng nên bị hư trái. Để phòng trị nấm thì ngay sau khi thu hoạch cần gom tất cả các cành và trái bị thối tiêu hủy làm cho vườn trở nên thông thoáng sạch sẽ hơn. Nếu bệnh nặng có thể sử dụng thuốc như Antracol 70WP, Benlate 50WP, Manzate 80WP, Daconil 75WP, Carben 50SC, Thio – M 70WP phun theo liều lượng chỉ định.

 

Xem toàn bộ chi tiết