Nông trang Island
Ổi Tím Malaysia
Ổi Tím Malaysia
GIỚI THIỆU GIỐNG CÂY ỔI TÍM MALAYSIA
Giống Ổi Tím có nguồn gốc từ Malaysia. Với đặc điểm lá tím, bông tím, trái tím, rễ tím hoàn toàn đặc trưng
Giống ổi này chịu được cả các vùng đất phèn, mặn. Ra bông sau 3-6 tháng từ cây chiếc, nếu cây trồng hạt từ 6 tháng trở lên. Giống này chiều cao tối đa là 4m, tàn là 1m trở lên. Trái Ổi Tím Malaysia khi chín phần ruột sẽ mềm, có hạt. Vị ngon và có mùi đặc trưng.
Ổi Tím Malaysia trồng trong chậu được, chậu có đường kính tối thiểu là 0,4m. Giống Ổi Tím Malaysia ưa nắng nên trồng ở những vị trí có nắng cây sẽ phát triển và cho trái tốt.
DINH DƯỠNG TRONG CÂY ỔI TÍM
Trái Ổi Tím Malaysia không chỉ là loại trái cây được nhiều người ưa thích mà còn là loại trái cây tốt cho sức khoẻ.
Trong trái Ổi Tím Malaysia chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, folate, kali, đồng và mangan, và một nguồn rất tốt của chế độ ăn uống chất xơ và Vitamin C.
Ngoài ra Ổi Tím Malaysia chứa ít chất béo bão hòa, thấp cholesterol và natri nên tốt cho tim mạch.
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG ỔI TÍM MALAYSIA HIỆU QUẢ
Chọn giống Ổi Tím Malaysia
- Cây giống Ổi Tím Malaysia nhân bản bằng vô tính hình thức ghép cành hoặc giâm cành.
- Cây giống đủ tiêu chuẩn đem trồng là cây cao từ 30-40cm.
Mật độ, thời vụ trồng
- Nếu trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo, trồng vào thời gian nào cũng sống. Tuy vậy miền Bắc trồng vào tháng 2, 3
- Khoảng cách trung bình 5x5m (400 cây/ha). Ở những đất tốt, phân bón nhiều, chăm sóc đầy đủ có thể trồng thưa hơn và ngược lại, trồng những giống mới, thấp cây, chóng được thu hoạch thì trồng dày hơn.
- Đào hốc để trồng: kích thước 80 x 80 x80 cm hay 60 x 60 x 60 cm. Mỗi hốc bỏ khoảng 25 kg phân hữu cơ thật hoai (10 tấn/ha) cộng với 1 kg supe photphat, 1 kg kali sunphat và phải đào hốc bỏ phân trước khi trồng 1, 2 tháng
- Kỹ thuật trồng không có gì đặc biệt, chú ý không làm vỡ bầu, không trồng quá sâu hoặc quá nông,
- Khi trồng ổi ta phải tính đến độ lún của đất, để sau khi tưới đẫm hoặc mưa to làm cho cây lún sâu xuống đất, cổ cây vẫn ngang với mặt đất. Người ta thường cho rằng cây ổi dễ tính, không cần chăm sóc. Đó là một điều sai lầm. Trồng giống ổi ngon, sản lượng cao phải chú ý tưới nước bón phân nếu không cây ổi vẫn mọc, nhưng không hoặc ít quả.Tuy cây ổi chịu hạn và chịu úng nhưng cần nhiều nước vậy phải cần tưới nếu quả non đương lớn gặp hạn và vườn ổi thoát nước mới có nhiều quả và ít sâu bệnh. Yêu cầu bón phân của ổi cao hơn cam là một thứ cây đòi hỏi bón phân nhiều, nhất là đạm.
Công thức bón phân cho cho ổi
- Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.
- Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.
- Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.
- Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch.
- Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.
- Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến.
- Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.
Sâu bệnh trên cây ổi và cách chăm sóc
- Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng.
- Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước.
- Sâu ổi khá nhiều.
+ Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín.
+ Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài,…) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion,...
+ Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri.
+ Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.
- Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.
- Cây ăn quả nhiệt đới thường ít chịu đốn tỉa. Riêng cây ổi và cây táo gai chịu đốn tốt hơn. Lý do: ổi ra hoa quả ở cành non khi đốn cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả. Đốn tạo hình cần làm sớm, mục đích để cành khung khỏe, có thể sau khi ngắt ngọn để 4 cành khung, 3 tháng sau cắt cành khung, để lại mỗi cành một đôi cành cấp hai.
- Sau khi ra quả một vài năm, cành già, thì cắt bớt cành nhỏ cành yếu rũ xuống.
(tổng hợp)