Chuyển đến thông tin sản phẩm
1 trong số 1

Nông trang Island

Mít Tố Nữ Hạt Lép

Mít Tố Nữ Hạt Lép

Giá thông thường 80.000₫
Giá thông thường Giá ưu đãi 80.000₫
Giảm giá Đã bán hết
Đã bao gồm thuế. Phí vận chuyển được tính khi thanh toán.

- Trọng lượng cây giống: ≥0.8kg

- Đường kính gốc: ≥0.8cm

- Chiều cao cây giống: ≥30cm

- Thời gian cho trái: 03 năm

- Trồng nơi cao ráo. Cây trưởng thành chịu hạn tốt, không ưa ngập úng.

 

ĐẶC ĐIỂM MÍT TỐ NỮ HẠT LÉP

- Giống xuất phát từ Cần Thơ. Mau chóng phổ biến trên thị trường và được xuất khẩu giống sang tận Lào, Thái, Campuchia. Giống này chủ yếu phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Chịu được vùng đất phèn, mặn nhẹ. Cây cao tối đa 8m, tàn trong 4m. Cây ra trái sau 3 năm trồng từ cây ghép. Ra trái quanh năm.

- Lá có hình tròn, nhỏ. Không to và hình thoi như các giống mít khác. Đây là đặc điểm rất dễ phân biệt của mít không hạt.

- Trái mọc dọc theo thân và cành. Trái trung bình khoảng 10kg, lớn nhất có thể đạt 14kg, muối mít có đặc trưng không hạt, hoặc hạt lép, ít không đáng kể.. Trái chín có màu xanh, gai nở. Muối có vị thơm đặc biệt, vị ngọt.

 

CÁCH TRỒNG MÍT TỐ NỮ HẠT LÉP

- Giống ưa nắng cho nên vị trí trồng phải có nắng đầy đủ, không bị bóng râm che.

- Đất trồng: Cũng như các giống mít khác, Mít tố nữ hạt lép thích nghi rộng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa ĐBSCL,…

- Mật độ để trồng Mít tố nữ hạt lép là 5x5m. Hố trồng 50x50x50cm. Dưới hố bón 10-15kg phân chuồng đã qua xử lý + 200 lân + 50 gram Basudin + 0,5 vôi để diệt vi sinh và tăng độ pH cho đất.

 

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH MÍT TỐ NỮ HẠT LÉP

- SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

- NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.

- RẦY, RỆP: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

- NHỆN ĐỎ: Nhện bám mặc dưới lá trưởng thành hoặc lá non, chích hút làm lá cong queo, lá vàng và rụng, khi phát hiện bệnh tấn công sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: alfamite, comite, komulus,… dọn vệ sinh vườn và cắt bỏ và tiêu hủy các lá bị nhện gây hại.”

Xem toàn bộ chi tiết